Thứ Năm, 29 tháng 3, 2012

Vô tri - Milan Kundera

Như đã hẹn ước với chính mình, anh viết vài dòng về cuốn sách anh mới đọc xong.
Vì thời gian này anh khó tập trung vô cùng nên anh chọn tiếp một cuốn mỏng để đọc.

Anh đọc xong Vô tri được tuần rồi, đang đọc Tình yêu kéo dài 03 năm của bạn Beideger nhố nhăng rồi, nên ấn tượng về Vô Tri bớt rồi. Anh chỉ có thể nói là
- Milan Kundera là một tác giả anh thực sự thích.
- Bác Milan Kundera này là một phẫu thuật gia tâm lý. Bác ấy hướng đến con người, giải phẫu tâm lý họ, đi vào những ngóc nghách quanh co sâu nhất trong tâm hồn họ.
- Không có đường lui. Anh phải tìm đọc tất cả tác phẩm của Milan Kundera đã được dịch ra tiếng Việt thôi.
Wiki bảo anh rằng mới có từng này thôi:
+Sự bất tử, Ngân Xuyên giới thiệu và dịch, tạp chí Văn học nước ngoài số 1-1996.
+Nghệ thuật tiểu thuyết, Nguyên Ngọc dịch, Nxb Đà Nẵng, 1998
+Sự bất tử. Chậm rãi. Bản nguyên, Ngân Xuyên dịch (từ tiếng Nga và tiếng Pháp), lời bạt của Nguyên Ngọc, Nxb Văn học và Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, 1999
+Tiểu luận, Nguyên Ngọc dịch, Nxb Văn hóa Thông tin và Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, 2001 (gồm "Nghệ thuật tiểu thuyết" và "Những di chúc bị phản bội")
+Đời nhẹ khôn kham, Trịnh Y Thư dịch, 2002
+Cuộc sống không ở đây, Cao Việt Dũng dịch, Hà Nội:Nxb Văn hóa Thông tin và Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, 2003 (phụ lục: Francois Ricard, "Cách nhìn nhận của quỷ Satan")
+Điệu valse giã từ, Cao Việt Dũng dịch từ bản tiếng Pháp của Francois Kerel, Hà Nội:Nxb Hội Nhà Văn và Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, 2004
+Những mối tình nực cười, Cao Việt Dũng dịch, Hà Nội:Công ty Nhã Nam và Nxb Văn học, 2009.
+Vô tri, Cao Việt Dũng dịch, Hà Nội:Công ty Nhã Nam và Nxb Văn học, 2010.

Anh đã đọc 2 cuốn Những mối tình nực cười và Vô tri. :( Giờ khi lang bạt hiệu sách anh sẽ hỏi Đời nhẹ khôn kham, Cuộc sống không ở đây và Điệu Valse giã từ. Những mục trên nữa không thuộc vùng nghiên cứu của anh, nó giành cho bạn nào chuyên nghành viết lách hehe.

Anh lật lại sách và thấy một vài đoạn anh ghạch ghạch và ghi ghi linh tinh bên cạnh- tức là đoạn ấy đã khiến anh si ngẫm nhiều hơn đoạn khác (chắc là vì nó có liên quan gì trực tiếp tới anh rồi :D )

Cô biết mình rất có khiếu trong việc chịu ơn; cô từng luôn coi đó là phẩm chất lớn nhất của mình; khi sự chịu ơn điều khiển cô, một tình cảm yêu đương chạy đến như một người hầu gái ngoan ngoãn. Cô chân thành tận tụy với Martin, cô cũng chân thành như vậy với Gutaf. Nhưng có gì mà kiêu hãnh được với chuyện ấy? Sự biết ơn, liệu nó có phải chỉ là một tên gọi khác của sự yếu đuối, của sự phụ thuộc? Cái mà tự nay cô mong muốn, đó là tình yêu không chút biết ơn nào! Và cô biết rằng một tình yêu như thế, cần phải trả cho nó cái giá là một hành động táo bạo và liều lĩnh.

Biết ơn là trí nhớ của trái tim
Tình yêu bẩm sinh đãng trí...
Hai câu thơ trong tập Rỗng ngực của Phan Huyền Thư mua tại một Ngày thơ VN xa lắm rồi, hồi ấy mình còn trẻ, còn chưa yêu đương gì nên đọc không thấy đâu vào đâu cả (mà không hiểu sao cứ nhớ?). Đến cái hôm mình đọc thấy đoạn này của Kundera, mình mới "à, ra thế..."
...
:)

Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2012

Thứ Hai, 12 tháng 3, 2012

Lảm nhảm

Nhạt, hời hợt chắc chắn là sở ghét của mình rồi. Thế nên ngoài việc mình chán ngán những kẻ không có kí ức mạnh, không biết nhớ thương sâu sắc mãnh liệt mình còn ghét chính mình khi mình nhận thấy rằng mình trôi đi. Khi mình quanh quẩn với những xao động nội tâm, những ý nghĩ roaming mà bỏ mặc người khác, mà lơ là nhàn nhạt với người mình yêu thương...
...Khi mình bỏ mặc Kưm đó với những bất ổn,lảm nhảm những điều vô nghĩa sáo rỗng. Mình phải dừng mình lại, mà nói với Kưm rằng, hãy thả lỏng ra và tự nhiên Kưm ạ. Hãy biết kĩ, hãy tìm hiểu. Đừng vội nói ra, đừng vội thể hiện. Đừng nói những gì nhàn nhạt, hãy nói những gì mình cảm nhận mạnh mẽ.

Có một bạn blogger nói: khi bạn ấy viết "Là lúc có 1 mình, ít sức ép những chuyện hàng ngày; và nhân 1 ngẫu hứng ngắn. Ngắn vì phàm những gì mình suy nghĩ quá lâu rồi thì mình sẽ thấy nó phức tạp và các ranh giới cứ bị mở rộng ra mãi đến bất lực."
Ôi thật là ccmr.

Chủ Nhật, 11 tháng 3, 2012

Như một lời chia tay



Những nỗi buồn vẫn chẳng thể nào giao cảm cùng nhau

Anh..
và em…
Chúng ta
Và những người khác nữa
Vẫn mải miết đi tìm một nửa
Hoặc vẫn mơ hoài về hình bóng thuở xưa

Dẫu có buồn dẫu có khóc như mưa
Hoặc lang thang một mình trên những con phố nhỏ
Thì vẫn chỉ có ta và gió
Những thầm thì trầm lắng thẳm sâu

Mỗi con người có riêng một nỗi đau
Một nỗi riêng tư sao chẳng thể ai chia sẻ
Dẫu có yêu người đến cồn cào như thế
Chẳng nói lên lời bởi có đến được đâu

Bởi có những nỗi buồn vẫn chẳng thể nào giao cảm với nhau
Vẫn loay hoay giữa bộn bề cuộc sống
Có những lúc thấy lòng trống rỗng
Đi bên người như đi với hư vô

Những ý nghĩ thẳm sâu không có bến bờ
Muốn đan tay em vào tay anh quá
Những tia nắng cuối ngày dần lạnh giá
Hỏi tim mình rằng đã chắc yêu chưa?

Muốn cùng anh đi giữa những cơn mưa
Muốn cùng anh đi nhạt nhoà trong nắng
Muốn cùng anh đến một miền xa vắng
Nhưng mình vẫn là hai nửa chẳng thể nào giao nhau…

(Thơ Đoàn Minh Hằng)

Thứ Bảy, 3 tháng 3, 2012

Người phàm/ Everyman- Phillip Roth

Anh quyết định từ giờ đọc xong cuốn nào anh sẽ viết ít nhất vài dòng về cuốn đó.
Một cuốn nhỏ, mỏng, giúp anh phá tan cái dớp đọc dở sách rồi vứt đó bao lâu nay.
Cuốn này anh đã bật cười khi đọc đoạn nói về tôn giáo như này:

Từ khi còn rất trẻ ông đã nhận ra rằng tôn giáo chỉ là một trò lừa, và ông thấy tất cả tôn giáo đều gớm ghiếc, coi những nghi lễ vớ vẩn sặc mùi mê tín là vô nghĩa, ấu trí, không thể chịu nổi sự ngây thơ toàn tập ấy- kiểu nói chuyện chỉ dành cho trẻ con, sự ngay thẳng đạo đức và đám con chiên những tín đồ nhiệt huyết. Với ông thì đừng có nói mấy lời bịp bợm về cái chết và về Chúa trời hay những tưởng tượng lỗi thời về thiên đường thiên điếc. Chỉ có thân thể của chúng ta, được sinh ra để sống và chết theo những điều kiện mà những thân thể đã sống và chết trước chúng ta quy định. Nếu bảo ông đã định vị được vai trò triết học cho bản thân mình, thì chính là điều đó - ông đã nhận ra nó từ rất sớm, một cách bản năng và dủ nó có giản lược đến đâu, thì toàn bộ cũng chỉ có thế. Nếu có bao giờ viết tự truyện, ông sẽ gọi nó là Cuộc sống và Cái chết của một thân thể Giống đực. Nhưng sau khi nghỉ hưu ông lại trở thành một họa sĩ chứ chẳng phải nhà văn, vậy nên ông đành đặt cái tên đó cho một loạt tác phẩm trừu tượng của mình.

Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2012

Xin thương yêu dâng thành mê say

Em về tinh khôi là một sáng tác của Quốc Bảo từ tận năm 1989. Nhưng đến năm 1999, khi Hà Trần ra album cùng tên, bài hát mới được công chúng đón nhận rộng rãi cùng với tên tuổi Hà Trần. Khi ấy, tôi mới 11 tuổi. Nhưng bài hát này hẳn đã vang qua tuổi thiếu niên của tôi. Để đến giờ, khi nghe, tôi không chỉ cảm thấy bài hát hay, mà còn thấy bài hát quen thuộc, gợi lên cái không khí quanh tôi lúc ấy, màu sắc của những năm 99-2000.
Mà bỏ qua tuổi thiếu niên của tôi nhé, tôi muốn nói đến bài hát.



Theo như Quốc Bảo trả lời phỏng vấn của Đẹp thì Khánh Du là ca sĩ đầu tiên hát bài hát này. Tôi đã tìm nghe thử, biết nói thế nào nhỉ, Khánh Du hát nghe khá là hoang dại :D Vài chỗ trật nhịp, cũng khoáng đạt và mê say. Nhưng mà hem hợp nhạc Quốc Bảo.
 Theo tôi thì bài này Hà Trần  hát lên cái ý tứ, cái cảm xúc của Quốc Bảo nhứt.


Bờ vai ơi đừng quá nghiêng nghiêng
Đánh rơi buổi chiều thơm ngát
Làn môi ơi đừng quá run run
Lỡ tia nắng hồng tan mất
Xin âu lo không về qua đây
Xin thương yêu dâng thành mê say
Xin cho ta nhìn nắng lung linh từ đáy đôi mắt rất trong
Bàn tay em là cánh sen thơm ướp trong vùng đêm mái tóc
Nụ thanh xuân còn ấp e nơi nếp xinh áo lụa thơ ngây


Xuyên trăm năm em về tinh khôi
Đôi tay ta dang rộng hân hoan
Xin cho ta một khắc reo ca...Vui cùng em


Vì biết đâu có đôi lúc em xa vời vợi
Biết đâu có đôi lúc con tim nghẹn lời
Biết đâu có đôi lúc ta quên chờ đợi, kề bên nhau quên một chiếc hôn
Biết đâu sớm mai nắng em phơi cuộc tình
Biết đâu sớm mai gió tan cơn mộng lành
Biết đâu đấy đâu đấy xin em lòng thành
Và xin cất lấy trái tim này, nhớ nhung phút giây
Nhạc Quốc Bảo trong tôi, định hình từ bài hát này. Là những hình ảnh đẹp tinh tế đầy chất thơ (bờ vai nghiêng nhá, buổi chiều thơm ngát nhá, vùng đêm mái tóc nhá, etc nhá), là ngôn từ trau chuốt nhưng khoác cái dáng vẻ giản dị, tươi sáng; Là những tình cảm dịu dàng, say mê. Tôi thích nhất là cái dịu dàng say mê ấy. Thế nên tôi chết mê chết mệt cái câu "xin thương yêu dâng thành mê say" của Quốc Bảo.
Yêu nó phải là như thế chứ! Từ những thương yêu những hình ảnh mong manh dịu dàng kia, ta lên level nó thành mê say. Mê say nó mới kinh. Vì nó là một biểu hiện của con người dũng cảm, dám sống (haha). Nó là biểu hiện của một người giàu có, phong phú, không nghèo nàn, không khô cạn. Yêu thương dâng thành mê say  rồi thì nó mới oách.
Thế nên, dù có không hiểu xin cất lấy trái tim này là phải làm gì, cất là cất đi đâu; phơi cuộc tình là làm gì nó. Tôi vẫn cứ yêu bài hát này. Tôi vẫn sẽ thế đấy...
Xin thương yêu dâng thành mê say...