Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

Mục đích để đến trái đất này

Cuộc sống của mỗi người đều có một ý nghĩa riêng, nói theo trend (em lang thang đọc đọc thấy) là mỗi chúng ta đều có mục đích để đến trái đất này.
Biết không anh, mục đích của em là tìm ra người đàn ông biết mục đích của mình khi đến trái đất này.

Và em sẽ viết, vì hạnh phúc. Để ghi lại hạnh phúc. Hạnh phúc cứ nảy nở qua ngày, trào tới lớp này lớp khác như sóng.
Anh ơi, vừa có một cơn sóng lớn quá. Chúng mình có em bé rồi

Thứ Hai, 21 tháng 10, 2013

Những yêu thương khát đầy và ấm

"Em ở đây
Chờ những yêu thương khát đầy và ấm..."

Hạnh phúc em đang có như không khí sạch, tinh khiết vậy. Em hít thở có tham lam vẫn thấy mình ổn. Và thiếu thì nhớ, như những kẻ ham đi trek thèm mùi núi rừng.
Em cần hít thở bầu không khí có anh

Đừng bao giờ ngừng yêu em chân thành và tự nhiên thế này anh nhé

You know it is About Time...

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Tranh luận và vấn đề ngụy biện

Bưng về blog để nghiên cứu :3

Tranh luận có nghĩa là cùng bàn cãi có phân tích lí lẽ để tìm ra lẽ phải. Tranh luận được xem là một nghệ thuật đã có từ rất xa xưa và rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Tranh luận có thể diễn ra giữa 2 người, 3 người hay rất nhiều người ở giữa đời thực hay là trên mạng xã hội hoặc diễn đàn. Bất cứ ai cũng có thể tham gia tranh luận nhưng không có nhiều người biết cách tranh luận đúng. Có rất nhiều lỗi dễ mắc phải khi tranh luận, dẫn đến kết cục là cãi nhau chứ không còn là tranh luận để tìm ra lẽ phải nữa. Đặc biệt là đối với diễn đàn trực tuyến, một cộng động thường có nhiều người tham gia và thảo luận, tranh luận nhiệt tình. Tranh luận là bản chất vốn có của diễn đàn vì mục đích khi lập ra diễn đàn chính là để trao đổi, thảo luận trình bày ý kiến, hiểu biết của mỗi cá nhân,... và khi có những bất đồng, đó là lúc tranh luận xảy ra. Để việc tranh luận có kết quả tích cực hơn, theo hướng có lợi cho cộng đồng hơn, xin giới thiệu với các bạn bài viết của tác giả Bàn Tân Định về "Văn hoá tranh luận và vấn đề nguỵ biện". Cùng xem để biết mình đã sai lỗi nào khi tranh luận, làm thế nào để tranh luận theo hướng tích cực và tránh một kết quả không tốt khi tranh luận.

VĂN HOÁ TRANH LUẬN VÀ VẤN ĐỀ NGUỴ BIỆN

Tranh luận trên các diễn đàn công cộng là một hình thức trao đổi ý kiến không thể thiếu được trong các thể chế dân chủ và văn minh. Ở nhiều nước Tây phương, lưu lượng của những tranh luận cởi mở và nghiêm túc được xem là một dấu hiệu của một xã hội lành mạnh. Nhưng thế nào là tranh luận nghiêm túc? Nói một cách ngắn gọn, cũng như trong một cuộc đấu võ, một tranh luận nghiêm túc là một cuộc tranh luận có qui tắc hẳn hoi, mà trong đó người tham gia không được, hay cần phải tránh, phạm luật chơi. Những qui tắc chung và căn bản là người tham gia chỉ phát biểu bằng cách vận dụng những lí lẽ logic, với thái độ thành thật và cởi mở, chứ không phát biểu theo cảm tính, lười biếng, hay biểu hiện một sự thiển cận, đầu óc hẹp hòi. Để đạt những yêu cầu này, người tranh luận nghiêm túc trước khi phát biểu hay đề xuất ý kiến, đưa ra lời bình phẩm của mình, cần phải xem xét tất cả các trường hợp khả dĩ, phải cân nhắc những quan điểm và những cách giải thích khác nhau, phải đánh giá ảnh hưởng của sự chủ quan và cảm tính, phải chú tâm vào việc tìm sự thật hơn là muốn mình đúng, sẵn sàng chấp nhận những quan điểm không được nhiều người ưa chuộng, và phải ý thức được định kiến và chủ quan của chính mình. Khi tranh luận phải nhất quán là chỉ xoay quanh chủ đề bàn luận, luận điểm bàn luận chứ không đi lạc đề. Không nhằm vào cá nhân và bản thân của người tham gia tranh luận.

Đó là những đòi hỏi khó khăn cho một cuộc tranh luận nghiêm túc có ý nghĩa, và không phải ai cũng có khả năng đạt được những yêu cầu này. Thành ra, không mấy ai ngạc nhiên khi thấy có quá nhiều trường hợp chất lượng của cuộc tranh luận rất thấp. Chỉ cần xem qua những lần tranh luận trên các đài truyền hình (ở Úc chẳng hạn), người ta có thể thấy đó không phải là tranh luận, mà là những cuộc đụng độ giũa các cá nhân tham gia tranh luận (nhất là các quan chức) thay vì đương đầu với lí luận của người tranh luận. Ngoài ra, đối với một số lớn chính trị gia, nghệ sĩ, và khoa học gia, được xuất hiện trên ti-vi để bình luận về một câu chuyện nào đó là một cuộc dàn xếp, một lần đóng kịch không hơn không kém. Nó là một kịch bản ngớ ngẩn đã được dàn xếp sẵn. Ngớ ngẩn là vì người xuất hiện chẳng nói được gì cho đầy đủ, mà cũng chẳng phân tích một vấn đề gì cho đến nơi đến chốn. Thực ra, họ xuất hiện để được ghi nhận, để được [nói theo tiếng Anh] là “to be seen”. Đối với các chính trị gia, nghệ sĩ, và khoa học gia loại này, “to be seen” là một phương tiện sống còn của họ trong xã hội, là một cách nói “Tôi vẫn còn đây”. Điều này có nghĩa là càng xuất hiện nhiều trên ti-vi nhiều chừng nào càng đem lại lợi ích cá nhân cho họ. Thành ra, ti-vi ngày nay đã trở thành một tấm gương cho những anh chàng bảnh trai Narcissus hiện đại phô bày bộ mặt của họ, chứ không cống hiến gì nhiều cho một xã hội dân chủ.

Mà cũng chẳng riêng gì ở Úc, tình trạng nghèo nàn về tranh luận này đã và đang xảy ra ở Âu châu. Trong mấy tháng gần đây, giới khoa học Âu châu đang lên cơn sốt “Holocaust” (cuộc tàn sát người Do thái, trước và trong thế chiến thứ II). Bất cứ một nhà khoa học nào, nghệ sĩ nào dám chất vấn những quan điểm “chính thống” về thực phẩm, về bệnh AIDS, về cuộc xung đột ở Kosovo, về sự kiện hôm 11/9 ở Mĩ, hay về môi trường đều bị dán cho một nhãn hiệu là bạn của Nazi. Giáo sư Bjorn Lomborg mới lên tiếng chất vấn những con số thống kê về môi trường liền bị gắn cho nhãn hiệu “giống như Nazi”. Những ai dám chất vấn mối liên hệ giữa vi khuẩn HIV và bệnh AIDS liền bị tố cáo là “muốn cho thế giới này có một Holocaust thứ hai”. Thật vậy, ở Âu châu ngày nay xuất hiện một xu hướng mà những quan điểm đã được xem là “chính thống” thì không ai được chất vấn. Cái xu hướng này nó đang ăn sâu vào xã hội và giới truyền thông đến nổi một nhà trí thức Anh phải than phiền là nếu không ngăn chận, nó có cơ đem xã hội Âu châu quay trở lại thời Trung cổ, thời mà không ai dám chất vấn những gì Vatican phán.

Trong cộng đồng người Việt, vấn đề này còn nghiêm trọng hơn. Rất nhiều trường hợp, những cuộc tranh luận trong cộng đồng đã trở thành những cuộc chửi lộn, mà trong đó người tham gia tha hồ vung vít, ném liệng vốn liếng chữ nghĩa qua lại một cách hỗn độn, mà chẳng cần để ý đến logic hay các nguyên tắc của tranh luận là gì. Hơn nữa, rất dễ dàng nhận thấy rằng trong các cuộc tranh luận đó người ta nhắm vào mục tiêu là bản thân, cá nhân của người tranh luận chứ không nhắm vào quan điểm và lí lẽ của người đó. Một đơn cử, mới đây, những bài viết liên quan đến biên giới, thay vì bàn luận thẳng vào vấn đề, người ta có khuynh hướng công kích vào cá nhân người viết. Những danh từ, tính từ hết sức vô văn hóa được mang ra dùng cho tác giả. Thay vì dùng những chữ như Holocaust, Nazi, người Việt có những cụm từ đánh vào chỗ nhạy cảm của quần chúng. Trong hầu như những tranh luận liên quan đến Việt Nam, nhiều người cố tìm hay tạo cho mình một vị trí đạo đức cao cả bằng cách gắn cho đối phương một trong hai cụm từ trên, một thủ đoạn có khả năng làm cho một cuộc tranh luận trở nên một cuộc ẩu đã ngôn từ đinh tai nhức óc. Tại sao anh dám nói chúng tôi sai? Anh là một tên phản bội dân tộc. Tức là, thay vì tranh luận thẳng vào vấn đề, người ta tìm cách gắn cho đối phương một nhãn hiệu, và từ đó làm lu mờ đi quan điểm của họ.

Thực ra, đó là một hình thức ngụy biện, một lỗi lầm cơ bản nhưng nghiêm trọng trong tranh luận. Nói một cách đơn giản, ngụy biện là những nhầm lẫn trong lí luận và suy luận. Ngụy biện khác với logic. Logic, nói một cách ngắn gọn trong trường hợp này, là những luật lệ hay qui tắc quản lí tính nhất quán trong việc sử dụng ngôn ngữ. Từ nhiều thế kỉ qua, giới triết học Tây phương đã bỏ khá nhiều công sức để phân biệt thế nào là logic và thế nào là ngụy biện. Aristotle là một nhà logic học đầu tiên có công phát triển các qui tắc và hệ thống suy luận. Trong quá trình làm việc, ông phát hiện ra nhiều lỗi lầm mà sau này người ta quen gọi là những “ngụy biện.” Mặc dù Aristotle là một nhà nhà logic học đầu tiên có công liệt kê và phân loại những loại ngụy biện, thầy của ông (Plato) mới xứng đáng được vinh danh như là một nhà triết học đầu tiên đã có công sưu tầm những ví dụ về ngụy biện. Kể từ khi Plato và Aristotle, đã có khá nhiều nhà triết học và logic học như John Locke, John Stuart Mill, Jeremy Bentham, và Arthur Schopenhauer cũng có nhiều cống hiến quan trọng trong việc nghiên cứu về ngụy biện.

Thực ra, nhận dạng ngụy biện không phải là một việc làm khó khăn. Nói chung chỉ với một lương năng bình dân, người ta có thể phân biệt một phát biểu mang tính ngụy biện với một phát biểu logic. Tuy nhiên, cũng có nhiều dạng thức ngụy biện mà vẻ bề ngoài hay mới nghe qua thì rất logic, nhưng thực chất là phi logic. Những loại ngụy biện núp dưới hình thức “khoa học” này không dễ nhận dạng nếu người đối thoại thiếu kiến thức về logic học hay thờ ơ với lí lẽ. Do đó, một điều quan trọng trong tranh luận là cần phải phát hiện và nhận dạng những hình thức ngụy biện, và quan trọng hơn, cần phải hiểu tại sao chúng sai. Có thể phân loại ngụy biện thành nhiều nhóm khác nhau liên quan đến việc đánh lạc vấn đề, lợi dụng cảm tính, thay đổi chủ đề, nhầm lẫn trong thuật qui nạp, lí luận nhập nhằng, phi logic, và sai phạm trù. Trong khuôn khổ giới hạn của bài viết, người viết bài này không có tham vọng trình bày tất cả những loại ngụy biện một cách chi tiết (vì việc này đã được hệ thống hóa trong nhiều sách về logic học), mà chỉ muốn liệt kê ra những loại ngụy biện thường hay gặp trong báo chí và truyền thông, hầu giúp bạn đọc có thể nhận dạng ra chân-giả.

Nhóm 1. Thay đổi chủ đề

1. Công kích cá nhân (ad hominem). Đây là một loại ngụy biện phổ biến nhất, nguy hiểm nhất, và có “công hiệu” nhất, vì nó tấn công vào cá nhân của người tranh luận, và tìm cách trốn tránh luận điểm của cá nhân đó. Hình thức ngụy biện này thường xuất hiện dưới dạng: Ông A phát biểu về một vấn đề; ông B tấn công vào cá nhân ông A, và làm cho người ta nghi ngờ luận điểm của ông A. Tuy nhiên, có thể không có mối liên hệ nào giữa cá nhân và luận điểm của ông A.

Có hai hình thức thuộc loại ngụy biện này. Thứ nhất là dưới hình thức sỉ nhục, hay chửi rủa. Khi bất đồng ý kiến, người ngụy biện chỉ việc công kích vào cá nhân của người phát biểu. Chẳng hạn như “Ông nói là những người vô thần có đạo đức, vậy mà chính ông là người từng li dị với vợ con,” hay “Ông ta đang làm ăn với phía Việt Nam, tất nhiên ông ta phải nói tốt về Việt Nam”. Đây là một ngụy biện, bởi vì sự thật của phát biểu không tùy thuộc vào cá nhân của người phát biểu mà là logic của lời phát biểu. Một cách ngụy biện khác cũng dựa vào cách nói này là dùng một nhân vật khác, chẳng hạn như “Vậy thì chúng ta hãy đóng cửa nhà thờ cả đi. Hitler đã chắc hẳn sẽ đồng ý với anh.”
Hình thức ngụy biện thứ hai trong loại này là người ngụy biện cố gắng thuyết phục người đối thoại chấp nhận luận điểm của họ bằng cách đề cập đến hoàn cảnh của cá nhân đó. Ví dụ: “Anh nói là không nên uống rượu, vậy mà anh đã từng ngất ngưởng cả năm qua.”

Cũng nằm trong loại ngụy biện này là thói dùng một đặc điểm của một vật thể nào đó để ứng dụng cho một cá nhân hay một vật thể khác. Ví dụ: “Anh theo học trong một trường dành cho con nhà giàu. Do đó, anh là một người giàu có, anh không hiểu gì về sự nghèo khổ.”

2. Lợi dụng quyền lực (ad verecundiam). Đây là loại ngụy biện dùng những nhân vật nổi tiếng hay được nhiều người ái mộ để tìm sự ủng hộ cho luận điểm của mình. Chẳng hạn như “Isaac Newton là một thiên tài, và ông tin vào Thượng đế.” Đây không hẳn là một lí lẽ hư, nó có thể có liên hệ đến một nhân vật có uy tín trong một lĩnh vực nào đó, nếu người ta thảo luận về lĩnh vực đó. Chẳng hạn như phải phân biệt giữa hai phát biểu “Ông Hawking (Stephen Hawking, nhà Vật lí Lí thuyết đương đại nổi tiếng người Anh) kết luận rằng những lỗ đen (black holes) có thể phát ra phóng xạ”, và “Ông Penrose cho rằng xây dựng một cái máy điện toán thông minh là một điều có thể làm được.” Nếu ông Hawking là một nhà vật lí thì chúng ta có thể tin vào ý kiến của ông về những lỗ đen. Nhưng nếu ông Penrose là một nhà toán học, thì chúng ta có quyền chất vấn ông ta có đủ thẩm quyền để bàn về đề tài thông minh nhân tạo hay không?

3. Lợi dụng quyền lực nặc danh. Trong trường hợp này, người ngụy biện không nêu danh tính người có thẩm quyền, và vì không ai biết tên người có thẩm quyền nên không ai có thể kiểm chứng sự chính xác của lời phát biểu. Một loại ngụy biện khác có quan hệ với loại này là dùng lời đồn đại để làm cơ sở lập luận. Ví dụ như “Một viên chức tình báo trong chính phủ Úc cho rằng chính anh từng hoạt động cho địch.”

4. Lợi dụng tác phong. Loại ngụy biện này dùng tác phong hay cách làm việc hay một đặc tính nào đó của đối tượng để cố thuyết phục về sự hợp lí của phát biểu. Tiêu biểu cho loại ngụy biện này là những phát biểu như “Nixon thất cử vì ông ta thường hay ra mồ hôi trên trán,” hay “Tại sao anh không nghe theo lời khuyên của anh chàng ăn mặc bảnh bao đó?” Thực ra, “bảnh bao” và “mồ hôi trên trán” chẳng có dính dáng gì đến vấn đề đang bàn thảo.

5. Luận điệu cá trích. Loại ngụy biện này thường hay được ứng dụng khi một người nào đó đưa vào những phát biểu không dính dáng gì đến vấn đề đang tranh luận, nhằm mục đích đánh lạc hướng vấn đề. Ví dụ: “Anh có thể nói rằng tử hình là một hình thức không có hiệu quả trong việc chống lại tội phạm, nhưng còn nạn nhân của tội phạm thì sao? Gia đình của nạn nhân sẽ nghĩ gì khi họ thấy tên sát nhân người thân của họ bị giam giữ trong nhà tù bằng đồng tiền của chính họ. Họ có nên nuôi dưỡng những tên sát nhân như thế không?”

6. Luận điệu ngược ngạo. Bằng chứng luôn luôn là gánh nặng của người phát biểu. Do đó, tìm cách di chuyển gánh nặng đó cho một người khác là một thủ thuật giới ngụy biện hay dùng. Chẳng hạn như trong câu này “Được rồi, vậy anh không tin là có người ngoài hành tinh đã từng chi phối đến chính phủ Mỹ, nhưng anh có thể chứng minh điều đó không,” đáng lẽ người phát biểu phải chứng minh, nhưng công việc đó lại được chuyển cho người đối thoại!

Nhóm 2. Lợi dụng cảm tính và đám đông

7. Dựa vào bạo lực (ad baculum). Ngụy biện dựa vào bạo lực thực chất là một sự đe dọa, nhằm mục đích gây áp lực cho người đối thoại phải chấp nhận một kết luận nào đó. Loại ngụy biện này thưởng được giới chính khách dùng, và có thể tóm gọn bằng một câu “chân lí thuộc về kẻ mạnh”. Sự đe dọa không hẳn chỉ xuất phát từ người phát biểu, mà có thể từ một người khác. Ví dụ như “Những ai không tin vào Kinh thánh sẽ bị thiêu cháy dưới đáy địa ngục”, hay “Thôi được rồi, tôi đã biết số điện thoại của anh và biết anh đang ở đâu. À, tôi có nói cho anh biết là tôi có giấy phép mang súng chưa nhỉ?”

8. Lợi dụng lòng thương hại (ad misericordiam). Đây là một loại ngụy biện dựa vào lòng trắc ẩn của người đối thoại để người đối thoại chấp nhận lí lẽ của mình. Ví dụ như “Anh ấy không có giết người bằng búa. Làm ơn đừng tuyên án anh ấy có tội, anh ấy đang trải qua một giai đoạn khủng hoảng tinh thần,” hay “Tôi hi vọng anh sẽ chấp nhận đề nghị này, chúng ta đã tiêu ra ba tháng nay rồi đấy.”

9. Lợi dụng hậu quả (ad consequentiam). Ngụy biện loại này thường được biểu hiện qua cách phát biểu “A hàm ý B, B là sự thật, do đó A là sự thật”. Ví dụ: “Nếu vũ trụ được một đấng chí tôn thượng đế tạo nên, chúng ta có thể thấy những hiện tượng được tổ chức một cách thứ tự. Và hiện tượng chung quanh chúng ta quả rất thứ tự, vậy đấng chí tôn thượng đế chính là người tạo nên vũ trụ,” hay “Anh phải tin vào Thượng đế, chứ nếu không cuộc đời này sẽ chẳng có ý nghĩa” (hay là nói một cách ngược lại: cuộc sống này chẳng có ý nghĩa gì nếu Thượng đế hiện hữu!)

10. Lạm dụng chữ nghĩa. Đây là một loại ngụy biện dựa vào dùng những chữ mang cảm tính cao để gắn một giá trị đạo đức vào một đề nghị hay một câu phát biểu. Chẳng hạn như trong câu “Bất cứ một người có lương tri nào cũng phải đồng ý rằng về Việt Nam ăn Tết là làm lợi cho cộng sản,” chữ “lương tri” được cài vào nhằm cho người đối thoại phải nghiêng theo những người có lương tri.

11. Dựa vào quần chúng (ad numerum). Loại ngụy biện này tin rằng nếu có nhiều người ủng hộ một đề nghị nào đó, thì đề nghị đó phải đúng. Ví dụ như “Đại đa số người dân trong cộng đồng ủng hộ ông Minh, vậy phát biểu của ông Minh ắt phải đúng.” Liên hệ với loại ngụy biện này là hình thức tranh thủ sự ủng hộ của đám đông để cố gắng cho thấy luận điểm của mình là đúng. Ví dụ: “Ai cũng biết Bộ Y tế làm là đúng, sao anh dám nói là sai? Hay là anh muốn nói chúng tôi là những kẻ ngu xuẩn?”

Nhóm 3. Làm lạc hướng vấn đề

12. Lí lẽ chẻ đôi. Loại ngụy biện này thường phân định một vấn đề thành hai giá trị: trắng và đen, bạn và thù, có và không, v.v.. dù trong thực tế, có hơn hai lựa chọn. Chẳng hạn như “Hoặc là anh hợp tác với tôi hay là anh chống tôi, anh chọn hướng nào, yes hay là no?”, hay “Đối với Mỹ, anh chỉ có hai lựa chọn: thương hay ghét, trả lời đi!”

13. Lí lẽ ngờ nghệch (ad ignorantiam). Loại ngụy biện này, như tên gọi ám chỉ, xuất phát từ sự ngờ nghệch. Một trong những cách nói thông thường nhất trong loại ngụy biện này mà giới ngụy biện dùng là nếu một điều gì đó chưa được chứng minh là sai (hay giả) thì điều đó là đúng (hay thật). Ví dụ: “Bởi vì các nhà khoa học chưa chứng minh dioxin có thể gây ra dị thai, do đó dioxin không thể gây ra dị thai,” hay kiểu lí luận của John Howard “Hiến pháp Úc đã tồn tại cả trăm năm nay, và xã hội ổn định, không có lí do gì phải thay đổi hiến pháp”.

14. Lí luận lươn trạch. Loại ngụy biện này cho rằng nếu một sự kiện xảy ra, các sự kiện có hại khác sẽ xảy ra. Chẳng hạn như “Nếu chúng ta hợp pháp hóa marijuana, công chúng sẽ bắt đầu hút á phiện, và chúng ta cũng sẽ phải hợp pháp hóa á phiện. Rồi chúng ta sẽ là một quốc gia với những người ăn bám vào xã hội. Do đó, chúng ta không thể hợp pháp hóa á marijuana”. Hay một đoạn ví dụ khác:” Tiếc thay một cuộc cải cách về kinh tế, bình bị, tài chánh, xã hội, nông nghiệp như vậy, đang trên đường thành công rực rỡ: bị tan vỡ, bị huỷ bỏ chỉ vì tham vọng đánh Đại việt của Vương An Thạch. Mà đau đớn biết bao, khi người phá vỡ chỉ là một thiếu phụ Việt ở tuổi ba mươi. Giá như Thạch không chủ trương Nam xâm, chỉ cần mười năm nữa, toàn bộ xã hội Trung quốc thay đổi; rồi với cái đà đó, thì Trung quốc sẽ là nước hùng mạnh vô song, e rằng cứ muôn đời mặt trời vẫn nở phương Đông chứ không ngả về Tây như hồi thế kỷ 18 cho đến nay bao giờ.”

15. Mệnh đề rời rạc. Đây là loại ngụy biện dùng hai (hay nhiều hơn hai) mệnh đề chẳng dính dáng gì với nhau để làm thành một phát biểu hay kết luận. Ví dụ: “Anh ủng hộ tự do dân chủ và quyền mang vũ khí hay không?” hay “Anh đã ngưng làm ăn trái phép chưa?” Câu hỏi sau thực ra hỏi hai vấn đề “Anh từng làm ăn trái phép?” và “Anh đã ngừng hoạt động hay chưa?”

16. Đơn giản hóa vấn đề. Đây là một loại ngụy biện mà người phát biểu cố tình biến một quan niệm trừu tượng thành một điều cụ thể để bắt lấy thế thượng phong trong đối thoại (nhưng là ngụy biện). Ví dụ: “Tôi để ý thấy anh mô tả ông ta là một người quỉ quyệt. Vậy tôi hỏi anh cái “quỉ quyệt” đó nó nằm ở đâu trong bộ não? Anh không chỉ ra được cho tôi; do đó, tôi có thể nói cái quỉ quyệt không có thực.”

Nhóm 4. Qui nạp sai

17. Khái quát hóa vội vã. Loại ngụy biện này cũng khá phổ biến. Nó dùng một ví dụ hay trường hợp nhỏ và từ đó khái quát hóa cho một cộng đồng. Chẳng hạn như “Jim Baker là một tay đạo đức giả. Do đó, các tín đồ Cơ đốc giáo là giả dối.”

18. Khái quát hóa không đúng chỗ. Đây là loại ngụy biện mà người sử dụng chúng thường áp dụng một qui luật chung cho một tình huống hay một cá nhân. Chẳng hạn như “Người Phật giáo là vô thần. Anh là phật tử, vậy anh chắc chắn là một người vô thần.”

19. Kéo dài tính tương đồng. Trong loại ngụy biện này, người dùng nó đề nghị một điều lệ chung chung, rồi ứng dụng nó cho mọi trường hợp và cá nhân. Ví dụ: “Tôi tin rằng chống luật pháp bằng cách phạm luật pháp là một điều sai trái”, hay “Nhưng quan điểm đó ghê tởm lắm, vì nó ám chỉ rằng anh sẽ không ủng hộ Martin Luther King,” hay “Anh muốn nói rằng luật về mật mã cũng có tầm quan trọng tương đương với phong trào giải phóng người da đen hay sao? Sao anh dám nói thế?”

20. Lí lẽ quanh co. Loại ngụy biện này thường lẩn quẩn trong vài giả định và kết luận. Chẳng hạn như “Những người đồng tính luyến ái nhất định không thể nắm chính quyền. Do đó, phải tống khứ những viên chức chính phủ đồng tính luyến ái. Vì thế, những người đồng tính luyến ái sẽ làm mọi cách để dấu diếm hành tung của họ, và họ có nguy cơ bị tống tiền. Do vậy, những người đồng tính luyến ái không được giữa chức vụ gì trong chính phủ.” Tức là trong một lí giải như thế, cả hai giả thuyết và kết luận đều giống nhau.

21. Đảo ngược điều kiện. Loại ngụy biện này thường được biểu hiện qua hình thức “Nếu A xảy ra thì B sẽ xảy ra, do đó, nếu B xảy ra thì A sẽ xảy ra.” Ví dụ: “Nếu tiêu chuẩn giáo dục bị hạ thấp, chất lượng tranh luận sẽ bị tồi đi. Do đó, nếu chúng ta thấy chất lượng tranh luận suy đồi trong những năm sắp đến, thì điều đó cho thấy tiêu chuẩn giáo dục của ta bị xuống cấp.”

22. Lợi dụng rủi ro. Ngụy biện này thường dùng một qui luật chung và áp dụng nó cho một trường hợp cá biệt. Ví dụ: “Luật giao thông không cho anh chạy quá 50 km/h. Cho dù cha anh sắp chết anh cũng không được chạy quá tốc độ đó.”

23. Lợi dụng trường hợp cá biệt. Ngụy biện này thường dùng một trường hợp cá biệt để đem ra ứng dụng cho một đám đông. Ví dụ: “Chúng ta cho phép bệnh nhân sắp chết dùng á phiện, chúng ta nên cho phép mọi người dùng á phiện.”

24. Kết luận lạc đề. Loại ngụy biện này thường xuất hiện khi một kết luận chẳng dính dáng gì đến lí lẽ mà người biện luận trình bày. Một ví dụ tiêu biểu cho trường hợp ngụy biện này là: “Độ nhiễm arsenic trong nước ở Việt Nam chưa cao và còn trong mức độ cho phép. Dữ kiện của Bangladesh cho thấy tình trạng nhiễm arsenic ở Việt Nam rất trầm trọng.”

25. Ngụy biện rơm. Loại ngụy biện này cố tình xuyên tạc, bóp méo quan điểm hay phát biểu của người khác, để làm luận điểm tấn công. Đây là một ngụy biện, vì nó không đương đầu với cái lí lẽ đang bàn. Chẳng hạn như: “Chúng ta nên ủng hộ chế độ cưỡng bách quân dịch. Người ta không thích tòng quân vì họ không muốn cuộc sống bị đảo lộn. Nhưng họ cần nhận thức rằng có nhiều điều quan trọng hơn tiện nghi trong cuộc sống.”

Nhóm 5. Nguyên nhân giả

26. “Post hoc”. Loại ngụy biện này phát biểu rằng hai sự kiện xảy ra, một trước và một sau, có quan hệ với nhau như nguyên nhân và hậu quả. Ví dụ: “Liên Xô sụp đổ sau khi nhà nước theo chủ nghĩa vô thần. Do đó, chúng ta phải từ bỏ chủ nghĩa vô thần để khỏi bị suy sụp.”

27. Ảnh hưởng liên đới. Một sự kiện được cho là có ảnh hưởng đến một sự kiện khác, nhưng thực chất thì cả hai sự kiện đều có cùng một nguyên nhân. Đây cũng chính là một trường hợp ngụy biện dưới dạng “post hoc”. Ví dụ: “Chúng ta đang chứng kiến một tình trạng thất nghiệp rất cao, vì do thiếu nhu cầu của người tiêu thụ.” (Nhưng có thể cả hai sự kiện có nguyên nhân từ tiền lời quá cao.)

28. Ảnh hưởng không đáng kể. Đây là một loại ngụy biện mang tính phóng đại từ một ảnh hưởng rất nhỏ. Chẳng hạn như “Hút thuốc gây ra ô nhiễm môi trường ở Sydney” là một phát biểu đúng, nhưng ảnh hưởng của thuốc lá đến môi trường rất khiêm tốn khi so với ảnh hưởng của khói xe và các hãng xưởng.

29. Ảnh hưởng ngược chiều. Mối quan hệ giữa nguyên nhân và hậu quả bị đảo ngược chiều để tìm đến một kết luận mang tính ngụy biện. Ví dụ: “Ung thư gây ra thói quen hút thuốc lá”.

30. Nguyên nhân phức tạp. Một sự kiện xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng người ngụy biện có thể đơn giản hóa thành một liên hệ đơn giản. Chẳng hạn như “Tai nạn xe cộ là do đường xá xấu” có thể đúng, nhưng tai nạn cũng có thể do người lái xe ẩu trong một điều kiện xấu.

31. Nguyên nhân sai (Non causa pro causa). Loại ngụy biện này xảy ra khi một điều nào đó được cho là nguyên nhân của một sự kiện, nhưng nó chưa thực sự được chứng minh là nguyên nhân. Ví dụ: “Tôi uống một viên aspirin và cầu nguyện thượng đế, và tôi không còn bị nhức đầu. Như vậy thượng đế đã chữa trị tôi khỏi nhức đầu.”

Nhóm 6. Nhập nhằng

32. Lí lẽ mơ hồ. Dùng những chữ và lí lẽ mơ hồ, tối nghĩa là một hình thức ngụy biện, nhất là khi một chữ hay câu phát biểu được dùng với hai (hay nhiều hơn hai) ý nghĩa khác nhau. Ví dụ, chữ “miễn phí” trong câu sau đây có thể có nhiều nghĩa khác nhau: “Có loại nhu liệu nào rẻ hơn nhu liệu miễn phí? Nhưng để duy trì tình trạng miễn phí, chúng ta cần phải có một hệ thống đăng kí và cung cấp giấy phép cho người dùng.” Một ví dụ khác về cách nói lập lờ là “Các hành động hình sự là bất hợp pháp, và tất cả các phiên tòa xử tội giết người là hành động hình sự, vì thế tất cả các phiên tòa này bất hợp pháp”.

33. Chơi chữ (Amphiboly). Ngụy biện bằng chơi chữ dựa vào những giả thuyết mơ hồ, nhập nhằng, do bất cẩn thận hay cách phát biểu sai văn phạm. Chẳng hạn như một phát biểu kiểu như “Giả thuyết: tin vào Thượng đế sẽ lấp đi khoảng trống tinh thần” là ngụy biện, vì người “lấp đi khoảng trống tinh thần” là một điều trừu tượng, ai muốn hiểu sao thì hiểu.

34. Trọng âm (accent). Đây là một hình thức ngụy biện bằng cách dùng thay đổi ý nghĩa của một câu văn qua nhấn mạnh. Ví dụ như câu phát biểu “Chúng ta không nên nói xấu về bạn bè” khác với “Chúng ta không nên nói xấu về bạn bè” chỉ ở chỗ nhấn mạnh (gạch dưới). Người thờ ơ có thể hiểu sai điểm nhấn mạnh của câu phát biểu.

Nhóm 7. Phạm trù sai

35. Hỗn hợp. Loại ngụy biện này thường dùng những đặc tính bề ngoài để suy luận cho một điều gì cá biệt. Ví dụ: “Xe đạp được làm bằng những dụng cụ nhẹ kí, do đó, xe đạp rất nhẹ”, hay “Xe hơi dùng ít xăng dầu và không gây ra ô nhiễm môi trường bằng xe bus. Do đó, xe hơi không gây hại cho môi trường bằng tác hại của xe bus.”

36. Tùy tiện, phi thể thức (ad hoc). Giải thích và lí lẽ là hai điều khác nhau. Nếu muốn xác minh A, và dùng B làm bằng cớ, thì câu phát biểu “A xảy ra bởi vì B xảy ra” là một lí lẽ. Tuy nhiên, nếu muốn xác minh một sự thật về B, thì câu phát biểu “A xảy ra bởi vì B xảy ra” không phải là một lí lẽ mà là một lời giải thích. Ngụy biện theo kiểu phi thể thức là hình thức dùng giải thích sau khi đã có sự thật mà sự thật không ứng dụng vào một bối cảnh khác. Thông thường ngụy biện phi thể thức được khoác vào chiếc áo lí lẽ. Chẳng hạn như nếu chúng ta giả định rằng Thượng đế đối xử công bằng với mọi người, thì những phát biểu sau đây là những lời giải thích phi thể thức: “Tôi mới hết bệnh ung thư”, “Cầu nguyện với Thượng đế đi, Ngài là đấng toàn năng”, “Nhưng Ngài có chữa trị cho những bệnh nhân ung thư khác không”, “À, Thượng đế rất huyền bí.”

Nhóm 8. Phi logic (non sequitur) và nhầm lẫn trong tam đoạn luận

37. Phi logic. Ngụy biện phi logic thường xảy ra trong trường hợp một lí lẽ mà kết luận được rút ra từ những tiêu đề không dính dáng gì với nhau. Chẳng hạn như “Người Ai Cập đã từng làm nhiều khai quật để xây dựng những kim tự tháp, họ chắc chắn phải rất thạo về cổ sinh vật học.”

38. Loại bỏ tiền đề. Ngụy biện loại này thường xảy ra dưới hình thức “nếu A thì B, không phải A thì không phải B.” Ví dụ: “Nếu tôi ở Sài Gòn thì tôi đang ở Việt Nam. Tôi hiện không ở Sài Gòn, do đó, tôi không ở Việt Nam”.

39. Giả định hư. Đây là một loại ngụy biện bằng cách dùng kỹ thuật phỏng vấn. Một trường hợp cổ điển là “Ông đã ngưng đánh vợ chưa?” Tức là một câu hỏi với một giả định rằng người được hỏi từng hành hung vợ. Đây là một mẹo mà giới luật sư thường hay dùng trong thẩm vấn. “Ông dấu tiền ăn cắp đó ở đâu?” Giới chính khách cũng thích mẹo này, đại khái như “Bao giờ thì nhóm EU này sẽ không còn xâm phạm vào công việc của chúng ta?”

40. Ngụy biện bốn ngữ. ( Một tiêu chuẩn của tam đoạn luận gồm có 3 chữ). Ví dụ như trong câu phát biểu “Tất cả chó là thú vật, và tất cả mèo là loài động vật có vú, do đó tất cả chó là loài động vật có vú,” có bốn chữ: chó, mèo, động vật, và động vật có vú.

41. Đứt đoạn. Hai sự vật riêng biệt được xem là có liên hệ nhau nếu chúng có chung đặc tính. Người ngụy biện lợi dụng chữ giữa của một phát biểu để đưa đến một kết luận sai. Chẳng hạn như trong câu “Tất cả người Nga là nhà cách mạng, và tất cả những người theo chủ nghĩa vô chính phủ cũng là nhà cách mạng, do đó, tất cả những người theo chủ nghĩa vô chính phủ là người Nga,” chữ chính giữa là “nhà cách mạng”. Nhưng kết luận này sai, vì dù những người theo chủ nghĩa vô chính phủ và người Nga là những người cách mạng, nhưng họ có thể là hai nhóm cách mạng khác nhau.

Nhóm 9. Các nhầm lẫn khác

42. Dẫn chứng bằng giai thoại. Một trong những ngụy biện phổ biến nhất và đơn giản nhất là dựa vào những câu chuyện có tính vụn vặt, hay giai thoại. Chẳng hạn như “Có hàng khối bằng chứng cho thấy thượng đế hiện hữu và vẫn ban phép mầu hàng ngày. Mới tuần rồi đây, tôi có đọc được một câu chuyện về một cô gái sắp chết vì ung thư, cả gia đình cô đi cầu nguyện trong nhà thờ, và chỉ vài ngày sau cô hết bệnh.” Dùng kinh nghiệm cá nhân để minh họa cho một luận điểm là một điều hoàn toàn hợp lí, nhưng dùng những giai thoại như thế sẽ chẳng chứng minh gì. Một anh bạn có thể cho rằng anh từng gặp Elvis ở một siêu thị nào đó, nhưng những người chưa gặp Elvis bao giờ thì cần nhiều bằng chứng xác thực hơn.

43. Lợi dụng cổ tích. Đây là một loại ngụy biện cho rằng những gì đúng hay tốt chỉ đơn giản vì chúng là cổ xưa, và những người theo cách ngụy biện này thường nói “hồi nào đến giờ ai cũng vậy.” Chẳng hạn như “Hàng trăm năm nay, Úc chịu dưới sự cai trị của Hoàng gia Anh, và là một nước thịnh vượng. Một thể chế tồn tại lâu dài như thế ắt phải là một thể chế ưu việt.”

44. Dựa vào cái mới (ad novitatem). Ngược lại với loại ngụy biện dựa vào cái cũ, ngụy biện dựa vào cái mới cho rằng một điều gì đó tốt hơn và đúng hơn đơn giản chỉ vì nó mới hơn cái khác. “Windows 2000 phải tốt hơn Windows 95, Windows 2000 mới được thiết kế lại năm ngoái.”

45. Lí lẽ của đồng tiền. Loại ngụy biện này thường dựa vào một niềm tin duy nhất rằng đồng tiền là một tiêu chuẩn của sự đúng đắn. Những người có nhiều tiến có khả năng đúng hơn những người ít tiền. Chẳng hạn như “Nhu liệu của hãng Microsoft đương nhiên là tốt hơn; nếu không thì làm sao Bill Gates có thể trở nên tỉ phú như thế”.

46. Dựa vào cái nghèo. Ngược lại với ngụy biện dựa vào sự giàu có, có một loại ngụy biện khác dựa vào sự nghèo khổ. Chẳng hạn như “Các vị sư có khả năng hiểu thấu được ý nghĩa của cuộc sống, bởi vì họ từ bỏ mọi xa hoa của cuộc sống.”

47. Điệp khúc (ad nauseam). Loại ngụy biện này cho rằng một lí lẽ càng được lặp đi lặp lại nhiều chừng nào thì nó sẽ được người ta chấp nhận là đúng. Do đó, người ngụy biện thường chỉ lặp đi lặp lại những phát biểu, bất kể là quái dở thế nào, cho đến khi người đối thoại mệt mỏi không còn muốn nghe nữa.

48. Lạm dụng thiên nhiên. Đây là một ngụy biện rất thông thường trong giới chính trị gia, mà trong đó họ tìm cái tương đồng giữa một kết luận nào đó và một khía cạnh của thế giới tự nhiên, rồi từ đó phát biểu rằng kết luận đó là không thể tránh khỏi. Chẳng hạn như “Đặc điểm của thế giới tự nhiên là cạnh tranh; động vật đấu tranh chống nhau để làm chủ tài nguyên thiên nhiên. Chủ nghĩa tư bản, một hình thức cạnh tranh để làm chủ tư liệu, chỉ đơn giản là một phần của con người sống trong thế giới tự nhiên. Đó cũng là cách mà thế giới tự nhiên vận hành.”

Một hình thức khác của lạm dụng thiên nhiên là lí luận cho rằng bởi vì con người là sản phẩm của thế giới tự nhiên, chúng ta phải bặ bắt chước hành động theo những gì chúng ta thấy trong thế giới tự nhiên, và làm khác đi là “phi tự nhiên”. Ví dụ: “Đồng tính luyến ái dĩ nhiên là không tự nhiên. Có khi nào anh thấy hai thú vật cùng giới tính giao phối với nhau không?”

49. Ngụy biện “Tu quoque”. Đây là một trong những ngụy biện rất phổ biến. Nó dựa vào lí lẽ rằng một hành động có thể chấp nhận được bởi vì người đối nghịch đã làm. Chẳng hạn như “Anh là một người lừa dối.” “Rồi sao? Anh cũng là một tay lừa dối vậy.”

50. Lạm dụng thống kê. Thống kê thường được giới ngụy biện sử dụng tối đa, vì theo họ thống kê có thể dùng để “chứng minh” bất cứ điều gì. Người ta có thể vặn vẹo hai con số 1 và 3 điểm để sản xuất những phát biểu như “khác nhau 2 điểm”, “cao gấp 3 lần”, hay “tăng 200%”; người ta có thể dựa vào ý kiến đồng tình của 4 người trong 5 người để cho là “80% người được thăm dò”, hay thậm chí “đa số cộng đồng” đồng ý với một luận điểm nào đó. Tức là những khái quát hoá một cách vội vã, hay dựa vào một mẫu số cực kỳ thấp, thấp đến độ nó không có nghĩa lí gì. Thực ra, thống kê không chứng minh điều gì cả. Thống kê chỉ là một phương tiện hay thuật toán dùng để loại bỏ những trường hợp khả dĩ hay không khả dĩ. Vì có quá nhiều ngụy biện thống kê, nên vấn đề này sẽ được bàn tiếp trong một dịp khác. Tuy nhiên, những ai thích tìm hiểu vấn đề ngụy biện thống kê có thể tìm đọc cuốn sách rất nổi tiếng của Darrell Huff, có tựa đề là “How to lie with statistics” (tạm dịch: “Làm thế nào để lừa dối bằng thống kê”).

***
Có thể nói những loại ngụy biện trên đây có những đặc điểm chung là (a) phát biểu không dựa vào lí lẽ logic; (b) các định đề không vững để đi đến một kết luận; và (c) đưa ra giả định không đúng. Ngụy biện, do đó, nói cho cùng, là một sản phẩm của sự lười suy nghĩ. Và hầu như trong chúng ta, ai cũng có ít nhất là một lần lười suy nghĩ. Do đó, nếu điểm qua những loại ngụy biện trên đây, chúng ta tự cảm nhận rằng trong quá khứ mình chắc cũng có lần phạm vào lỗi lầm của ngụy biện. Điều này có thể đúng, và không nên lấy làm ngạc nhiên, vì các nhà thông thái, và ngay cả giới có huấn luyện về logic học cũng đôi khi, vì cố ý hay vô tình, ngụy biện. Giới chính trị gia và truyền thông là những người cực kỳ nổi tiếng về ngụy biện.

Nhưng tại sao những ngụy biện vẫn còn có mặt trên báo chí? Theo tôi, bởi vì chúng vẫn có khách hàng. Vẫn có người, dù ít hay nhiều, tin tưởng vào ngụy biện, vì nó thuận nhĩ, trơn tru, và nhất là không thách thức. Sờ một hòn đá trơn tru đem lại cho chúng ta một cảm giác khoan khoái dễ chịu hơn là sờ một hòn đá lởm chởm, hay ngồi trên một cái ghế ghồ ghề. Người ta thích sự trơn tru, bởi vì trơn tru là dấu hiệu của sự khoan khoái, dễ chịu, là cái khoảng thời gian giải lao, không cần sự thách thức.

Có lẽ, ở một khía cạnh nào đó, điều này cũng không đến nỗi tệ, bởi vì những ngụy biện phản ánh sự thành công [hay có người nói sự phong phú] của ngôn ngữ trong việc tách rời giữa những gì thô thiển, gồ ghề với những gì hoàn thiện, mĩ miều. Nhưng sự trơn tru của các vật thể và ngôn ngữ ngày nay đem lại cho chúng ta một cảm giác giả tạo về thế giới thực của các vật thể. Những kỳ kẹt xe trên đường xá mới để lộ trái tim phức tạp của một thành phố. Tương tự, một sự cố của internet sẽ nhắc nhở chúng ta về tình trạng hỗn mang và phức tạp của hệ thống thông tin điện tử. Sự hỗn mang và phức tạp là thực. Trơn tru, tròn trĩnh có thể là giả tạo. Những câu văn ngụy biện có thể chỉ là những lời phát biểu lém lỉnh thay vì lịch thiệp, hàm chứa mánh khóe thay vì thân thiện. Có thể nói, ngụy biện là những lối sáo ngữ liến thoắng nhằm vào mục đích lôi cuốn người nghe/đọc, thay vì cung cấp cho họ một sự thực.

Bởi vì ngụy biện là những lí lẽ mà bề ngoài có vẻ logic, nên chúng có khả năng thuyết phục những người không chịu khó suy nghĩ, nhất là những người còn mang nặng cảm tính. Điều này giải thích tại sao nhiều người trong chúng ta tiếp nhận một cách thụ động quá nhiều những điều càn rỡ về thế giới chung quanh, kể cả những niềm tin tôn giáo, những mê tín dị đoan, những triết lí quái đảng, những thông tin sai lạc, v.v.. Cái tác hại của việc tiếp nhận thụ động này là nó làm cho chúng ta trở nên nô lệ với cảm tính, và dễ dàng trở thành những tín đồ cuồng tín của những người “lãnh đạo” chính trị hay tôn giáo.

Để không trở thành những nô lệ, chúng ta cần phải suy nghĩ nghiêm túc. Suy nghĩ nghiêm túc là một quá trình hoạt động tri thức nhằm ý niệm hóa, ứng dụng, phân tích, tổng hợp, và (hay) đánh giá những thông tin được thu thập từ quan sát, kinh nghiệm, phản ánh, lí luận, hay liên lạc, như là một niềm tin cho hành động. Chúng ta cần phải dựa vào những giá trị tri thức với những đặc điểm như trong sáng, chính xác, nhất quán, có liên hệ, bằng chứng tốt, lí lẽ hợp lí, có chiều sâu, và công bình. Tức là, trước một câu phát biểu hay một đề nghị, chúng ta phải thẩm định lại kết cấu và nguyên tố của phát biểu hay đề nghị đó. Những kết cấu và nguyên tố này là: mục đích, vấn đề, giả định, quan niệm, bối cảnh, kết luận, ngụ ý, hậu quả, phạm vi tham khảo, và quan điểm khác.

Người Việt chúng ta thường rất tự hào về những đối thoại [mà chúng ta cho là “thông minh”] giữa Trạng Quỳnh và Chúa Trịnh ngày xưa. Nhưng nói một cách công bằng và theo tiêu chuẩn của lí luận logic, thì những trao đổi của Trạng Quỳnh hay tương tự chỉ là những ngụy biện ở trình độ thô sơ nhất [*]. Nhưng có điều đáng buồn là những đối thoại kiểu Trạng Quỳnh, mà trong đó sự hơn thua nhau từng câu nói, bắt bẽ nhau từng chữ, vặn vẹo ý nghĩa của từng câu văn, v.v… lại đi vào sử sách, như thể để làm gương cho thế hệ sau này. Mà làm gương thật. Cho đến ngày nay, có người vẫn còn cho đó là một biểu tượng của sự thâm thúy, thông minh của dân tộc, là phản ánh sự phong phú của ngôn ngữ Việt, và đem ra ứng dụng trong tranh luận.

Theo dõi báo chí, chúng ta thấy những hình thức tấn công cá nhân (thay vì tấn công vào luận điểm), xuyên tạc ý tưởng, chụp mũ, suy luận theo cảm tính, mỉa mai, đơn giản hóa vấn đề, v.v… xuất hiện hầu như hàng ngày, có khi hàng giờ. Vì những tần số của những loại ngụy biện xuất hiện quá nhiều như thế, nó thành một sự rập khuôn. Theo thời gian, rập khuôn trở thành “truyền thống”. Hậu quả của cái truyền thống này là những ai ra ngoài cái khuôn sáo của ngụy biện đều có thể bị xem là phi chính thống, dẫn đến một lối suy nghĩ và phán xét kì quặc kiểu “anh/chị không thuộc nhóm của tôi, vậy thì anh/chị thuộc nhóm bên kia,” “anh khen Việt Nam, vậy anh là cộng sản,” “giọng nói anh ‘Bắc kì 75’, vậy anh là cộng sản,” hay “Nhà nước cho anh ra ngoài này trình diễn, chắc anh là cộng sản đi tuyên truyền”… Anh ở phía này, tôi bên kia. Nói tóm lại, đó là một lối phân định theo hai giá trị: xấu và tốt, đen và trắng, hay địch và ta một cách cứng nhắc. Cách phân định này thể hiện một sự nghèo nàn về trí tuệ, hay lười biếng suy nghĩ. Chỉ cần đặt vấn đề ngược lại một chút, hay phát triển vấn đề xa hơn một chút, ai cũng có thể thấy lối phân chia có/không này không thể đem đến một đáp số cho một vấn đề nào cả.

Trong cái sự thực phức tạp, mờ mờ ảo ảo của vấn đề, có cái đẹp riêng. Không phải cái đẹp trơn tru, tròn trĩnh, nhưng là cái đẹp khắt khe của sự thật. Tương tự, một lời phát biểu nghịch lí có cái đẹp của nó, vì nó có thể đánh thức chúng ta về một thế giới phức tạp, một thế giới không nằm gọn trong đúng/sai, tốt/xấu, bạn/thù. Có lẽ đã đến lúc chúng ta nên vượt qua chính mình bằng cách cho các tế bào trí tuệ có cơ hội làm việc.

—————————-
Chú thích:

[*] Đơn cử về câu chuyện “Mèo chúa, mèo dân”, chuyện kể như sau: Chúa Trịnh có một con mèo mà Chúa rất đỗi yêu quí. Mỗi bữa ăn của mèo Chúa đều cho mèo ăn cơm thịt cá. Muốn chơi khăm Chúa, Quỳnh bèn bắt trộm con mèo của Chúa đem về nhà mình. Đến bữa ăn, Quỳnh đem ra hai đĩa thức ăn, một đĩa cơm rau, một đĩa cơm thịt, và Quỳnh cầm chiếc roi chờ đấy. Do quen ăn thịt cá nên con mèo của Chúa chạy ngay sang đĩa thức ăn quen thuộc của mình. Mỗi lần như vậy thì Quỳnh dùng roi quất cho con mèo rõ đau. Chừng vài lần thì con mèo thôi không dám bén mảng đến đĩa cơm thịt nữa, đói quá rồi cũng ăn cơm rau ngon lãnh. Tin Quỳnh ăn cắp mèo rồi cũng đến tai Chúa. Chúa sai Quỳnh đến hỏi cho ra cớ sự. Quỳnh lí lẽ: Mèo của chúa là mèo cao sang đài các, nên bữa ăn cũng sang trọng; còn tôi nhà nghèo, nên mèo tôi cũng chỉ ăn cơm rau. Bây giờ nếu Chúa bảo tôi đánh cắp mèo của Chúa, hãy thử đem ra đây hai đĩa thức ăn, một đĩa có thịt một đĩa chỉ cơm rau. Nếu mèo ăn cơm thịt là mèo của chúa, mà nếu nó ăn cơm rau thì là mèo của tôi”. Chúa ưng thuận bèn sai y truyền. Con mèo của Chúa vẫn theo bản năng của mình, nhưng khi thấy Quỳnh nhấp nhấp cái roi, nó sợ quá, bèn bước qua đĩa cơm rau ăn ngon lành. Quỳnh mới vỗ tay reo lên :”Đấy mèo của Chúa thì phải ăn thịt cá, còn mèo dân của tôi chỉ ăn cơm rau, thì rõ là mèo của tôi chứ tôi có đánh cắp mèo của Chúa bao giờ!”. Nói rồi Quỳnh đắc thắng ôm con mèo của Chúa đi thẳng, để mặc cho Chúa tức giận, biết bị Quỳnh chơi khăm mà không làm gì được.

Ở đây lí luận của Trạng Quỳnh phạm phải lối nguỵ biện “loại bỏ tiền đề” như đã nêu ở trên.

Theo: Ykhoanet.com

Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2013

I really don't know love at all

Mỗi khi buồn nghe Both sides now đều thấy có chút gì đồng cảm. Ban đầu là vì lyric. Buồn nghĩa là có chuyện không vui, nghĩa là có một life's illusion nào đó rồi. Và ta nghĩ miên man. Lyric both sides now thuyết phục ta, bảo chuyện được mất ở đời ấy mà...thể nào chả có. Bản nhạc hay đến từng note mang đến cho ta một khoảng lặng để mà rung cảm một cách tự nhiên nhất.

Ảo giác về một tình cảm sâu sắc tan vỡ.

Thứ Bảy, 17 tháng 8, 2013

Một đoạn hay

Francesca đứng đó, trong làn gió sớm mai, bên cạnh bức tường đổ nát trong vườn nhà bá tước, trong bộ áo khoác ngủ, cân đối và mới mười lăm tuổi, mái tóc đen xõa trước trán, một tay nàng túm chiếc khăn lụa trắng trước ngực, và ngước mắt nhìn trời. Đã năm năm rồi ư?...Không, chỉ có những thanh kiếm vút qua năm năm trước, cái khoảnh khắc, khi lần đầu tiên chàng nhìn thấy Francesca, ẩn sâu hơn và bí ẩn hơn trong thời gian. Nàng đứng bên bức tường trong vườn, dưới bóng những cây trắc bá diệp, và trên đầu họ là bầu trời xanh nhạt hiền hòa, như thể mọi ưu tư của con người đã tan loãng ra và dịu lại trong sắc xanh nhạt bình thường kia. Gió lùa quanh Francesca, những nếp mềm mại của chiếc áo ngủ dính sát vào cơ thể con gái trẻ trung, như quần áo tắm: Francesca như vừa bước ra từ bể tắm của đêm và của giấc mơ, lấm láp và ướt át, trong khóe mắt cô một chấm sáng lấp lánh, ẩm ướt mà ta không thể biết đích xác thực chất là gì: một giọt nước mắt hay một giọt sương không đọng lại trên một đài hoa mà vương trên mi mắt nàng?...Chàng đứng đối diện với cô gái và im lặng. Chỉ có cảm xúc mới im lặng như thế, giờ đây chàng nghĩ. Ta thường nói nhiều. Nhưng khi đó ta đã im lặng, ở Pistoia, trước tòa lâu đài đổ nát, trong khu vườn những cây ô liu đã hoang dại, và những cây trắc bá dịp đứng ủ rũ như những dũng sĩ cầm thương của một đức vua bị đày biệt xứ...
Giờ đây chàng nhìn thấy, cảm thấy, ngửi thấy buổi sáng ấy với một cảm nhận ghen tuông và xúc động, theo cách mà chỉ một người không còn trẻ có thể gợi nhớ lại những giây phút đã qua.

- Casanova ở Bolzano - Márai Sándor
Dịch giả: Giáp Văn Chung
Nhã Nam 2011

Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013

Farewell Cheetah On Chase

Chỉ là một người em biết, nhưng tin anh ra đi khiến em bàng hoàng.
Một mẩu kí ức cũ, khiến em lần mò lại FB của bạn Huyền, của anh, của Casper xem.

Thế đấy
Ra đi...

Là tình yêu

"...đúng là ta bắt đầu tin rằng có một sức mạnh duy nhất có thể chế ngự tất cả những quy luật, thời gian và cả các quy luật hấp dẫn của trọng lực. Sức mạnh ấy là tình yêu. Không phải là đam mê..."

Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013

My man

"Đó là lần tôi hẹn gặp một người con trai. Chàng trai đến chỗ hẹn trước, gọi điện cho tôi, tôi nói rằng tôi đang bắt đầu đi xuống lầu, và chừng năm phút nữa, tôi sẽ đến chỗ hẹn. Thế nhưng khi tới đó, tôi chỉ nhìn thấy chiếc ô tô đỗ dưới tán cây mà không hề thấy người bạn đâu!
Một phút sau người bạn tôi chạy tới, mỉm cười, và nói anh đã thay giầy để tranh thủ chạy bộ vài vòng quanh cái sân bóng ngay cạnh đó. Chạy bộ tốt cho sức khỏe, anh vẫn chạy bộ hàng ngày. Và kể cả khi chỉ rảnh ra năm phút trống, thay bằng chờ đợi, anh dành thời gian để làm việc anh ưa thích!

Cho đến giờ đó vẫn là một trong những hình ảnh đẹp đẽ nhất mà tôi nhìn thấy từ một người đàn ông. Họ yêu hoạt động, họ không chờ đợi bất cứ thứ gì, mà họ biết tranh thủ thời gian để làm cho bản thân tốt đẹp hơn, khỏe hơn hoặc thú vị hơn. Từ đó, tôi cũng đã hoàn toàn bỏ thói quen chờ đợi một điều gì đó tới từ tương lai, và biết biến ngày hôm nay của mình trở nên bận rộn."
:3 yêu hoạt động, không chờ đợi, bít tranh thủ thời gian để làm cho bản thân tốt đẹp hơn. Ki-a!!!!

Ều

Đọc xong Sông của Nguyễn Ngọc Tư
Nỏ rung động chi cả

Trơ ra như gốc rạ.

Thứ Năm, 25 tháng 7, 2013

Sông

Em vốn yêu hình ảnh dòng sông.
Nay em đọc Sông của Nguyễn Ngọc Tư.

"Cậu bỗng nghĩ căm ghét nhau cũng là một liệu pháp chống lại nỗi buồn. Sông thì dài quá. Người ta cần có một thứ tình cảm mãnh liệt để biết rằng mình còn sống."

Thứ Hai, 15 tháng 7, 2013

Lúc ấy dĩ nhiên anh ở bên em?!

Em đừng tin vào những cái nhìn ham muốn. Em sinh ra là một người đàn bà, người đàn bà sinh ra là để người ta ham muốn. Em đừng cảm thấy mình đặc biệt khi bắt gặp những cái nhìn ấy.
...
Em đừng tin vào nỗi cô đơn. Chúng ta khác nhau như những giọt nước. Khi giọt nước thành hình, dù chúng y sì như những giọt khác, thì chúng cũng là một cá thể riêng biệt, nếu hòa vào nhau chúng sẽ chết không còn là giọt nước nữa. Chúng ta sinh ra đã tách rời nhau như thế. Em đừng buồn khi người ta không hiểu em, vì em cũng không thể hiểu họ. Em đừng buồn khi người ta quay lưng đi bỏ em lại một mình, vì khi ấy chính họ cũng không còn em.
...
Em đừng tin vào những lời nói yêu thương. Lời nói yêu thương bay đi ngay khi nó được nói xong. Em lại phải chờ đợi những lời yêu thương khác.

Em đừng tin vào những lời hứa. Đấy là lời nói về những điều chưa xảy ra và có thể chẳng bao giờ xảy ra.

Em đừng tin gì cả. Em đừng tin gì, không tin gì hết. Em sẽ không còn là nô lệ của những gì đã, đang, và sẽ diễn ra. Lúc ấy thế giới sẽ trở nên sáng rỡ và đẹp đẽ. Lúc ấy dĩ nhiên anh ở bên em.

Từ một bài rất cũ của hot blogger Tequila. Chú cầu an cho đời em.

Thứ Ba, 9 tháng 7, 2013

Tắt điện

Những trào dâng tưởng sắp phọt ra mồm giờ tắt nghỉ

ngấm vào người như thuốc độc biến thành những cơn ho

khụ khụ khụ
khụ khụ

Thứ Hai, 8 tháng 7, 2013

Gatsby Gatsby Gatsby

Anh chần chừ mãi
Định rủ người này người kia người đó đi xem
Nhưng film này anh đi xem 1 mình là chuẩn cmnr.

=.= Cái màu film, cái cô ở tờ rơi áp phích, cái cuốn tiểu thuyết mà ấn tượng ban đầu anh hem thích nhưng anh cứ lăn tăn hừ hừ

Thứ Năm, 4 tháng 7, 2013

Ghi ngắn

Kiêu hãnh và định kiến là nguyên nhân tan vỡ của cơ số tình yêu mọi thời đại, không phải chỉ cái thời cổ lô xỉ năm bao nhiêu bao nhiêu bối cảnh trong truyện ấy. Nên có lẽ ta kiếm một cuốn mà bình tĩnh nghiên cứu lại, không bỏ dở như xưa vì điên cái đầu.

Khi tình yêu đã qua thì ta nên nhớ là nó đã Gone with the wind

"Cái cơn này đến và đi không hẹn với cả chính tôi. Đến điện thoại tôi cũng không buồn nói, dù biết rằng rất bậy. Chỉ biết tự an ủi, thời gian sẽ chữa lành, tôi tin mình nằm trong nhóm người càng sống càng tỉnh táo ra." -blog saurieng

Thứ Tư, 3 tháng 7, 2013

Em là ai, là ai

Đang ở mức năng lượng thấp, sống lờ đờ


Chỉ có một đóa hồng thôi
Đớn đau nhớ nhung hay là nước mắt...

Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

It is love

"Chỉ vì một nụ hôn của nàng ta tin vào vòng luân hồi của thế gian đã mang đến cho ta khoảnh khắc tuyệt vời này. Một khoảnh khắc nếm đến tận cùng sự ngọt ngào và hạnh phúc. Từ nay về sau Từng giây từng phút sau này ta sẽ luôn bên cạnh nàng cho nàng hạnh phúc cả cuộc đời này."
Khóc sướt mướt vì phim siêu sến này. Haizz. Chắc do hooc môn zồi.

Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

Deepest part of my soul

How can you touched the deepest part of my soul then left

Viết

Đã bao lâu không lắng lại viết. Những gì thực sự cảm nhận thấy, không nhố nhăng.
Giờ bận lo việc sắm sửa, dọn dẹp như vầy, lại thấy lòng sáng, bắt đầu muốn đọc, viết, cảm nhận kỹ lưỡng.
Bắt đầu muốn sống sâu sắc, tử tế, đàng hoàng. Cho xứng với những gì được ba mẹ trao tặng, xứng với những những hy sinh lớn lao ấy.

Lớn lên thôi.

Thứ Ba, 18 tháng 6, 2013

Em

Vẫn nhớ anh

Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013

Chuối đừng hỏi. Nhưng nàng vẫn cần học.

1. Nếu bạn ko cẩn thận để uống say, đừng gọi điện thoại cho bất kì ai, bao gồm cả người bạn thân nhất và người yêu của bạn.

2. Nếu bạn gửi tin nhắn cho người bạn thích mà anh ấy không trả lời lại, đừng gửi tiếp.

3. Nếu ko có ai bên cạnh, bạn hãy học cách nghe nhạc, đọc sách, xem phim một mình. Đây đều là những thói quen tốt.

4. Yêu bố mẹ. Mỗi ngày gọi điện thoại một lần và bớt chít thời gian nấu bữa tối để cả nhà cùng ăn.

5. Tin vào "tiếng sét ái tình", tin rằng ở nơi nào đó đang có người âm thầm đợi bạn. Chỉ cần bạn tinh ý một chút, bạn sẽ sớm tìm thấy người ấy.

6. Ngây thơ và trog ság là tốt. Nhưng ko biết phân biệt trường hợp để ngây thơ sẽ trở thành người có những hành vi ngốc nghếch, ngớ ngẩn.

7. Học cách thừa nhận, chấp nhận đau khổ. Có những chuyện hợp để "phong toả" trong lòng; có những nỗi đau hợp để quên đi không để lại chút tàn tích. Khi mọi chuyện đã qua, bạn sẽ trưởng thành, và chỉ cần mình biết là đủ. Rất nhiều thay đổi, đôi khi ko cần bạn phải nói, người khác cũng có thể nhìn thấy.

8. Hãy tìm cho mình một người bạn trai "chất lượng". Anh ấy có thể không phải là người nhiều tiền, nhưng chắc chắn phải là người mang lại cho bạn cảm giác an toàn.

9. Nếu có thể, hãy để tóc dài. Tóc ngắn cắt đi thì dễ, nhưng hơi thiếu nữ tính.

10. Tìm cho mình một vài người bạn chí cốt để khi ko có người yêu bên cạnh bạn chẳng bao giờ phải thốt lên "Ôi mình cô độc, buồn bã đến chết mất!"

11. Mua trang phục phù hợp vs bản thân, ko cần phải trông đợi vào sự tán thưởng của người khác, chỉ cần bạn thích, bạn hài lòng là được.

12. Đừng vì cô đơn mà sẵn sàng nắm lấy tay bất cứ người con trai nào. Như vậy sẽ ko công bằng cho cả hai.

13. Nên đi giày cao gót, nhưng không nên đi cao quá mức cần thiết.

14. Dù thế nào đi chăng nữa, đừng đau khổ vì một người con trai vô tâm, không xứng đáng. Hơn hết, bạn cần hiểu rằng, đến cuối cùng, người chịu tổn thương nhiều nhất chính là bạn.

15. Đối xử tốt vs công việc của bạn. Có thể cảm xúc vs công việc ko khiến tim bạn đập nhanh như với tình yêu, nhưng ít nhất nó có thể bảo đảm miếng cơm cho bạn, giúp cho bạn có chỗ để ở, có xe để đi.. có được những thứ mà đôi khi tình yêu không thể làm được. Cho nên, hãy nỗ lực với công việc của mình."

Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013

In the mood for white

Sáng sớm trời đã nắng lòi mắt.
Em ngủ muộn đêm qua và tỉnh dậy sớm vì nhà hàng xóm ko xa có đám ma. Kèn ỉ eo. Em nằm nguyên trên giường nghe ngóng, cơn chán chường cộng hưởng với Toanh đêm qua chưa tan. Người khóc mướn này chán, kêu khóc đọc đọc không mấy truyền cảm.
Nhắn tin nhí nhố chúc Toanh tuần mới làm việc tràn đầy năng lượng, dù thừa biết hắn cũng chán nguyên. Nhưng nếu khoe ra ta cũng chán, hai đứa sẽ lại cộng hưởng tiếp, chẳng nên cơm cháo gì. Lại chán lè lưỡi muốn chết.

Em chọn áo sơ mi hoa hồng trên nền xanh lục, viền xanh lục đậm mặc với quần xanh bộ đội nhạt nhạt. Áo sơ mi này mùa hè năm ngoái, em đóng đinh với chân váy xanh. Giờ không dám mặc váy vì chân cò đen bẩn như mẹ mô tả, em mặc quần thôi. Nhưng lựa cái áo này quả thực là một thành công của em trong việc tôn lên nước da xỉn màu. Tối om. :)) Dù vậy em vẫn thấy khá thoải mái với vẻ xấu xí gọn nhẹ này của mình. =))

Trên FB giờ lan truyền một thuật ngữ "gái héo". Cái kiểu thoải mái với vẻ xấu xí này, có khiến em liên quan mật thiết đến những thứ được định nghĩa trong thuật ngữ kia không :(( oa oa
À, em vẫn cảm thấy thích mặc sơ mi trắng, em cảm thấy thế sẽ đẹp với em trong thời gian này.


Thích đồ trắng quá đáng (từ trong ra ngoài) có phải là một dấu hiệu tâm lý gì của em không?

Thứ Tư, 22 tháng 5, 2013

Mùa hè bâng quơ nỗi nhớ

Những mùa ú mê, sao không để gọi nhau tên tình ái
Lại âm thầm giấu đi vụng dại
Để trong mơ hốt hoảng níu tay về
Chắc tìm được đâu.



Lạc Nhược

Thứ Hai, 20 tháng 5, 2013

Đắng

Khuyên nhủ cô gái nhỏ khờ dại mà đắng lòng.
Mình có ít khờ dại hơn đâu?

Nắng nóng

Con sông mùa cạn nước
Lặng ngắt cả đôi bờ

Thứ Năm, 25 tháng 4, 2013

Thứ Hai, 22 tháng 4, 2013

Ghánh nặng tình cảm

Người bảo tôi, khi có một cô gái yêu anh mà anh không thể đáp lại, anh sẽ thấy đó là ghánh nặng. Anh hẳn là ghánh nặng cho em? Tôi im không đáp. Thế là đủ cho một câu trả lời...

Tôi có một anh bạn chat chit lớn hơn tôi nhiều tuổi. Tôi quen anh và hay chat với anh từ trước cả khi tôi chơi với Dương, từ năm tôi lớp 9,10 gì đó. Gọi anh là Sea vì anh giữ nick all rivers flow to the sea rất lâu, mất rồi lại lập cái all rivers flow into the sea (và anh yêu ng con gái tên Giang). Tôi khép kín, không nói chuyện với ai được nhiều, chat chit thì khá hơn. Chat vs anh được lâu vì toàn nói chuyện văn học, thi ca, nhạc nhẽo và nghe anh kể chuyện tình của mình. 1-2 năm trở lại đây hầu như không liên lạc với nhau. Nhưng lần gần đây, nói chuyện, tôi kể anh tôi nhận ra mình hem thích kiểu zai cứ oang oang, thích dịu dàng nhạy cảm cơ. Hỏi anh kiểu ấy có hợp với tôi không. Anh bảo loại ấy tốt cho em, Kapi, nhưng anh tưởng loại ấy tiệt chủng lâu rồi. :)

Tôi luôn có cảm tình những người con trai/đàn ông dịu dàng nhạy cảm. Chỉ có họ làm tôi khó xử, lúng túng. Vì họ cảm nhận được tôi, nắm bắt được tôi. Từ một ánh nhìn khác lạ của tôi thôi, hay cả từ những khoảng không im lặng, không lời, họ thấy, cảm nhận và hiểu. Sea đùa, với ý là đàn ông như thế giờ hiếm. Hiếm thật, nhưng tôi có gặp.
Ngay lần đầu gặp X, tôi đã có chút gì đấy như ngỡ ngàng. Khi X đã thấy được ánh mắt tôi rơi xuống bên lề câu chuyện với những người bạn, dù chỉ thoáng chốc. Tình yêu đến trước cả khi tôi kịp đặt câu hỏi X với mình là sao. Có lẽ chính vì X nhạy cảm và biết chiều chuộng nữa. Cậu ấy ít tuổi hơn tôi, mà lại chiều chuộng tôi. Rất nhiều buổi sáng dậy sớm, đến đưa tôi đi ăn sáng, đi làm. Rất nhiều lần mang theo hoa. Rất tỉ mẩn quàng khăn, đội mũ, kéo phéc mơ tuy cái áo khoác cho tôi, trước mỗi lần 2 đứa lên đường đi đâu. Nghĩ lại, thấy tình yêu hồi đó sáng dịu cả một vùng ký ức...
Ây dà, mà cái bác viết Trăm năm cô đơn bảo: Trí nhớ của trái tim xóa đi những điều xấu và phóng đại những điều tốt đẹp. Tình yêu đã có giữa tôi và X đâu phải êm đẹp như mơ?

Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2013

(Sắp) Vào hạ

Một trong những thời khắc trong năm mà em yêu thích là khi chớm vào hạ. Tiết trời mát mẻ, đôi chút oi nồng trước những cơn mưa đầu mùa. Vẫn mát mẻ và không còn cái sự bí bách vô hình nào đó của mùa xuân nữa. Cây cối thì đẹp, tươi non, và thơm. Cây long não của chàng thơm mát chớm hạ. Cây xoan đào của em thơm ngọt ngai ngái chớm hạ. Những mùi thơm cây cối ấy luôn rất khích lệ em sống. Em thấy phấn chấn, hoặc là được an ủi (khi em buồn).

Em quyết là thôi nhắc đến nước mắt. Vì quá là nhàm rồi. (Dù sao thì việc nhàm ấy đã giúp em coi được việc mình khóc lóc là thường tình, hem có chi ghê gớm). Vì cuộc đời em cũng còn nhiều thứ hay ho hơn nước mắt. Những cảm xúc trong thinh lặng chẳng hạn.
Em đang đọc Casanova ở Bolzano. Em mua cuốn này vì tên tác giả, Marai Sandor với Bốn mùa trời và đất lừng danh của các bạn trẻ. Bác Casanova trong truyện nghĩ "chỉ có cảm xúc mới im lặng như thế" trong khi hồi tưởng lại cảnh mình đứng trước mặt gái, mặc váy ngủ, trong một khu vườn. Em nhiều lúc im lặng như thế phết, oai em hok take times bóc tách nó, vui hơn là quanh quẩn mấy cái chuyện khóc lóc mà?!
Em cũng nên take times kể lể, ghi lại hạnh phúc, niềm vui của mình, để blog em được cân bằng.
Nhạc Mozart tốt cho em, cho việc học và tư duy tích cực. Beethoven thì cho nỗi buồn em đẹp và dịu. Bach thì cho những lúc em hào hùng nghĩ rộng :p
Má bảo đi nấu cơm và sửa lò vi sóng. Vâng. :D
À, đây là post đầu bằng blogger for mobile nhé. Có app này rồi khéo em blogging suốt ngày mất.

Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2013

Thốn

*Nhân đọc một bài viết có liên quan đến chuyện dịch hay/dở thấy trên facebook

Trong bài viết ấy người ta dùng đến từ thốn. Ta phải google ngay xem nghĩa của từ này là chi. Ta chưa hình dung hay cảm nhận được gì cả, chỉ vì từ này nhớ đến một chuyện...
Wiki thì bảo:
Phó từ
thốn
Cấp bách.
Công việc thốn đến nơi.
Danh từ
thốn
Phần mười của thước cũ
Từ điển Việt-Việt trên soha thì bảo
Động từ
nhói lên
vết thương đau thốn

:-s
Tối qua mình đã thốn một phát, khi nghĩ đến chuyện cũ, nên không dám gọi cho người.
Haha

Tình bạn không tiếc
Tình yêu không tiếc
Thế các bạn tiếc gì trong đời? gruu

Thứ Năm, 18 tháng 4, 2013

River flows in you

Viết trong lúc đang nghe bản nhạc này, nghe thử lại, trong lúc lòng hiền hòa mềm mại.
Trước cứ nghĩ nghĩ Yiruma là một bạn người Nhật Bổn zà zà, hóa ra bạn sinh năm 78 và là một bạn Hàn Xẻng khá đẹp zai.

Tuy nhiên vẫn cứ phải nói là bản nhạc hem ấn tượng với mình, từ lần đầu nghe đến bây giờ vẫn thế. Có lẽ không hợp gout, đẹp, mịn màng mình thấy, nhưng chưa khiến mình xúc động. :)
Bản nhạc thì không, chứ nhan đề thì có. Mình nghĩ mãi về một "Dòng sông chảy trôi trong em". Có lẽ mình thích cái hình ảnh dòng sông. Thích vô cùng tận chứ không phải thích vừa.

...Anh biết không, đã có một dòng sông nước mắt chảy trong em. Chảy suốt những ngày tình yêu dần chết, suốt những ngày em biết anh không còn hướng về em nữa. Kể ra, là từ tháng 1 đến giờ, từ cái hồi em viết cho anh, nói em ước "thoát khỏi ám ảnh tình yêu tan vỡ khi không cùng nhau nói ra và đối mặt với những vấn đề của đời sống thường nhật, với thực tại không êm ái mơ hồ như những câu thơ".
...Đến giờ em mới nhận ra điều này, là cả hai chúng mình đều yếu đuối...

"Love me like a river does" của Melody Gardot có một thứ em siu hâm mộ, một dòng sông tình yêu chảy trôi không ngừng
:<
Cứ thiếu cái chi là ta lại thèm cái đó :<

Love me like a river does
Cross the see
Love me like a river does
Endlessly

Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2013

Không còn tình yêu

"Hãy viết sao cho người ta có thể cảm thấy nét chữ tỏa ra trạng thái tâm hồn bạn, sự nhạy cảm của bạn, những vui buồn giận dữ khoan hòa mà bạn đang trải nghiệm. Hãy viết sao cho bao nhiêu tinh hoa trong bạn phát tiết ra mặt giấy."
-Blog Quốc Bảo- Một trong những bài viết về bút mực.

Blog Quốc Bảo là một nơi hiếm hoi em thấy nói về bút mực, chính xác hơn, là nơi duy nhất em biết kể chuyện bút mực. Em thích viết bút mực từ nhỏ và giữ thói quen viết bút mực rất lâu. Đến hết cấp 2, vẫn 100% viết bút mực (dù các bạn em từ lớp 6 là viết bút bi ầm ầm rồi nhé). Cấp 3 viết bút mực tỷ lệ 60%, những bài kiểm tra thì nhất định viết bút mực. Bài thi đại học viết bút mực. Lên đại học viết ít, chả học hành gì, không nhớ viết bằng cái gì nữa. Nhưng lúc nào ngăn bàn phòng kí túc xá cũng có lọ mực, cây bút lúc nào cũng mang theo.
Đặc biệt có thời gian năm 2005, em tự ngồi tập viết. Thế hệ học sinh 87-88 như em, được học viết chữ cải cách, giản tiện hết các nét mềm, chữ xấu như điên, khô cứng. Thời năm 2005 các bé tiểu học bắt đầu được chú trọng lại viết chữ đẹp. Vở tập viết, bút nét thanh đậm đầy ra, em nhìn nét chữ trẻ con mà ghen tị. Năm ấy em cũng có xao động lớn, những lúc ngồi tập viết là một cứu cánh để lòng lắng lại, không buồn và suy nghĩ vớ vẩn nữa. Nhưng kể ra, em viết chưa được nhiều. Em tự chọn cho mình tầm 7 quyển vở tập viết, in sẵn các nét và mẫu chữ để viết theo, nhưng mới chỉ viết được gần 3 quyển trong số ấy, giờ vẫn còn những cuốn còn lại. Hồi mới tập viết được một thời gian, chép thơ tặng một anh bạn già, thơ thì anh chê, nhưng khen là Kapi vẽ chữ đấy à. Sướng. Nhưng vẫn biết chủ yếu đẹp ở nét bút, nét chữ em vẫn cứng như nết người, cải thiện cần thời gian thật lâu cơ....

Tựa bài blog là tên một truyện ngắn có thể đọc ở đây. Em nhìn tựa rất muốn đọc nhưng không hiểu sao không đọc nổi (2-3 hôm nay rồi không đọc nổi), lại ngồi đọc về bút mực, nghĩ về bút mực.
No more loves dịch thành Không còn tình yêu vừa chuẩn vừa hay, gợi em nhớ đến mấy câu hát Không còn mùa thu, trăng rơi bên thềm/ Không còn lời ru mơ trên môi mềm/ Em đi tiếc gì thu vàng tiếc gì xuân sang.......................

Thứ Năm, 11 tháng 4, 2013

Blog em

Em thích những điều mới mẻ
Thích tìm hiểu, biết này biết kia
Không thích mình cũ mòn
Em luôn ra vẻ sẵn sàng cho những chuyển biến trong đời
Nhưng hôm nay nhìn lại blog mình, em thấy không đổi :D

Em vẫn quanh quẩn những điều xưa cũ, những dằn vặt về khả năng chia sẻ, bộc bạch. Em quanh quẩn mấy bài thơ tình đượm buồn day dứt. Quanh quẩn mấy câu văn và tự vấn về cuộc đời mình. Quanh quẩn nhạc nhẽo.
Ai đọc blog em có thấy tẻ nhạt hemm?

Nhưng mà thôi...

"Địa ngục âm u hay cõi niết bàn
Sung sướng hay là đau khổ?
Điều ấy có quan trọng gì?
Cứ ở lại bên tôi, chớ vội quay đi
Vì chúng ta đều hiểu điều gì là quan trọng nhất
Quên cả buồn vui, cả những điều được mất
Quên cả những mặt người, những cái nắm tay
Chỉ niềm vui duy nhất lúc cuối ngày
Biết mình không cô độc.
Nếu mỏi chân, xin hãy dừng bước đã
Ngồi lại bên tôi một chút cuối ngày."

Thế nên nhé, chốt lại là, chả có lý do gì để bỏ nhau mà đi đâu. Vì bạn yêu thằng này ko ưng ý mình, mình nghỉ chơi bạn, vì thằng ấy ko tốt cho bạn. Điên ah. Bleeeee
Bạn điên thế mà hôm rồi, trong lúc khóc sướt mướt trên đường về nhà,rất gần đây thôi, mình đã nghĩ là fone bạn đấy. Rồi mình nhớ bạn cũng có lần như thế. Mình nghĩ bạn sẽ hiểu cho mình lúc này... Điều gì là quan trọng nhất đây???

"Mười lăm năm lòng mình chưa hiểu hết"

Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013

@.@

Sen buồn một mình
Em buồn đền trọn mối tình

Thứ Năm, 4 tháng 4, 2013

Thứ Ba, 2 tháng 4, 2013

Em

Dễ buồn dễ vui
Dễ nổi cáu cũng dễ nhận ra mình không nên thế
Lúc phóng khoáng lúc lại tự vấn không ngừng

Em thích cái chất siêu hình trầm trọng mê hoặc của Iltano Calvino.
Thích mấy cái bông cúc trắng buồn buồn hơn mình tưởng.

Đang lên cơn cuồng mấy cái lọ cắm hoa pha lê/thuỷ tinh trong veo.
Lên cơn thèm có một em bé để nuôi nấng chăm sóc :|

Crazy for feeling so lonely?
Crazy for feeling so blue?

Hết giận Hiền lâu rồi. Nhưng hôm nay mới bỏ ngoan cố mò mẫm vào blog Hiền đọc, bài viết cuối cùng. May quá bạn không xoá blog hehe, vẫn còn bài viết cuối cùng cho mình đọc.
Nhiều lúc nhớ Hiền kinh khủng, mà bực bạn không nhớ mình, không giành tình cảm cho mình như là mình giành cho bạn. :((((((((((((((

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

27032013

Làm xong cái quyết toán thuế. 6h30 phút.
=.= Nếu chiều tập trung làm thì đã không phải về muộn như này.
Tóm lại là sức tập trung quyết định hiệu quả công việc.

Làm xong rồi giờ ko biết đi đâu. Làm giề.

:-s Giờ nghĩ đến chuyện vô Vũng Tàu làm lại thấy ngại.
Chẹp chẹp

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2013

Từ những khoảng không nhau

Google một hồi mà hổng ra gì nhiều nhiều về Trần Việt Anh để viết cả. Đã để ý thơ của anh này lâu lâu rồi, để ra đây một bài vừa đọc buổi trưa nay. :)

Chẳng còn về được mùa đông năm ấy

Rồi cũng một lần phải trở về mùa đông năm ấy

Từ những khoảng không nhau

Chẳng chất chứa niềm đau

Từ những phòng tranh tĩnh lặng

Bức vẽ năm xưa mãi mãi chẳng xong màu.

Nếu phải trở về cùng mùa đông năm ấy

Chợt giật mình, sợ chẳng biết nói gì.

Em có tin vào phép lạ?

Luôn có sự đợi chờ những kẻ ra đi?

Không, anh biết có những điều không giống thế

Rồi cuộc vui nào cũng đến lúc chia ly!

Nếu được cạnh nhau trong mùa đông năm ấy

Bên bếp lửa hồng, anh sẽ kể em nghe

Truyện của Andersen luôn thiếu những bà tiên

Truyện của Grimm thì hay mơ mộng quá

Những ốc đảo xanh, những miền xa lạ

Những hoa thơm quả ngọt của cuộc đời

Không em ơi, tất cả đều giả dối

Điều chân thực cuối cùng chỉ anh và em thôi…

Vì mình đã không còn bên nhau cùng mùa đông năm ấy

Như nhà thờ phút cuối đổ hồi chuông

Chúng mình chỉ là những con chiên tuyệt vọng

Tìm đến nhau để cứu rỗi linh hồn

Nhưng hẳn là chúng mình nhiều tội quá

Thượng đế ban cho sống mãi với nỗi buồn…

Em đã không còn về mùa đông năm ấy nữa

Anh cũng thôi ngóng tiếng bước chân người

Chỉ còn cơn gió lùa qua cửa

Xa vắng làm sao khi thiếu những nụ cười

Khi em biết, và khi anh cũng biết

Chia tay là vĩnh viễn mất nhau thôi

Rồi chẳng thể trở về cùng mùa đông năm ấy…

Thứ Tư, 20 tháng 3, 2013

Tự kỉ ám thị

Chắc chắn là một phương thức tốt để chữa bệnh tinh thần.

Thế nên những câu hát về nỗi buồn, về nỗi nhớ, những câu chuyện về sự cô đơn, bạn nên phi vào shop hết, bỏ qua đi

Tóc bạn làm đẹp đấy
Cuộc đời bạn vẫn tốt đấy chứ

Có sao đâu?

Thứ Hai, 18 tháng 3, 2013

Bluebird Cafe

Có một buổi chiều tối mùa xuân, sau khi đi học và lượn lờ shopping, em không biết đi đâu nữa nên đi về nhà, từ Tô Hiến Thành về. Suốt quãng đường ấy, em khóc nức nở. Không biết làm sao lại rơi vào trạng thái ấy. Nỗi cô đơn cuộn lên, cồn cào đến mức thành nỗi đau. Cuộc sống này, thành phố này, em cần gì, em có ai, là bạn. Có bờ vai nào để em khóc lúc này? Có số điện thoại nào em có thể gọi, có người nào em mong chờ sẽ đến bên em???

Cùng lúc đau đớn khóc lóc, em nghĩ (rất sến rằng), ô ts, mình hem có shoulder nào để cry on,thảm ế, mình là cái kiểu người gì. Mình sống kiểu gì thế.
Rồi khi về đến nhà, thì em đỡ khóc hẳn. Em ngồi bình tĩnh, nhìn nhận khách quan về những mối quan hệ của mình. Rồi em bắt đầu hẹn bạn, đến Chim Xanh.



I wish you BlueBirds in the spring
To give your heart a song to sing

Và lần đầu tiên trong đời, em có cảm giác mình nghiện một quán cafe.
Em biết, mình có những người bạn muốn ngồi cùng em ở Chim Xanh mùa xuân này, và thế là đủ để trái tim em có tiếng hát cất lên.

...I wish you shelter from the storm

A cozy fire to keep you warm...

Thứ Tư, 13 tháng 3, 2013

Cô đơn vãi chưởng

Ngày gì mà tự nhiên thấy cô đơn vãi chưởng
Gái gì mà không có lấy bóng một hào kiệt trong tim :(

Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2013

Chưa có buổi trưa nào dễ chịu hơn ngày hôm nay
Ngồi một mình trong phòng làm việc, ngậm kẹo, thư thả nghe nhạc, đọc đọc
Cửa sổ mở, ánh sáng vừa phải

Toanh đang ở HN rồi. Vẫn chưa gặp.

Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

Yêu nhau lớp bề mặt

Là kiểu yêu đang thịnh hành trong giới trẻ.
Có những quan tâm săn sóc lớp bề mặt, ăn ngủ, một vài tin nhắn, vài lời yêu xuất phát từ lớp bề mặt ý nghĩ
Có những cử chỉ kiểu 'best of all time' nắm chặt tay, hôn, âu yếm...xúc giác, khứu giác, vị giác... có khi đến cả cảm giác lớp bề mặt.
Cảm giác về nỗi buồn, những day dứt, những dằn vặt, những câu hỏi, những mong chờ
Nhưng cảm giác dừng lại ở bề mặt, giống như ta nhìn thấy và đi qua làn khói, có chút vương vất
Chỉ là một chút vương vất thôi

Chứ nào thì đau khổ đổ vỡ, nào thì những vấn đề cần giải quyết, xin mời dừng lại ở ngưỡng cửa.
Hãy yêu nhau sơ sơ và vờ mang màu sâu sắc.
Yeah!

Nhạc sĩ Phạm Duy mất ngày 27 tháng 1 năm 2013.